Đốm nâu trên da là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của tình trạng tăng sắc tố da. Những đốm này có thể có kích thước và hình dạng khác nhau, thường gặp nhất là các đốm phẳng, sẫm màu, có đường viền rõ ràng, thường xuất hiện ở mặt, tay, cổ và chân. Vậy da chân bị đốm nâu thường xuất hiện do những nguyên nhân nào? Làm cách nào để điều trị dứt điểm tình trạng này? Hãy cùng các chuyên gia theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm chi tiết về vấn đề này!
Da chân bị đốm nâu là tình trạng tăng sắc tố tại một hoặc nhiều vị trí trên bề mặt da. Có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng hoạt động sản xuất melanin của tế bào melanocyte (tế bào sắc tố) tại các khu vực da bị ảnh hưởng.
Đốm nâu có thể được tìm thấy ở nhiều vị trí, nhưng chúng thường tập trung ở vùng da hở. Những vùng thường tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và tia UV. Tình trạng tăng sắc tố này không phân biệt giới tính hay độ tuổi, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.
Một số dấu hiệu điển hình nhận biết chân bị nổi đốm nâu
❖ Màu sắc: Đốm nâu có thể có màu nâu vàng, nâu nhạt, nâu đậm hoặc thậm chí nâu đen.
❖ Kích thước: Kích thước của đốm nâu có thể thay đổi từ nhỏ như hạt đậu đến lớn bằng đồng xu. Theo thời gian, các đốm nâu có xu hướng tăng dần kích thước và mở rộng phạm vi.
❖ Mật độ: Số lượng đốm nâu có thể xuất hiện ngày càng nhiều, khiến da trở nên dày đặc các mảng sẫm màu.
❖ Màu sắc không đồng nhất: Một đặc điểm phổ biến của đốm nâu là màu sắc không đồng nhất. Trên cùng một đốm, có thể xuất hiện các nốt đậm và nốt nhạt đan xen nhau.
Tình trạng xuất hiện đốm nâu trên da chân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng da chân bị đốm nâu là do tác động tiêu cực từ tia cực tím. Việc tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với tia cực tím mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ da đầy đủ là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn sắc tố da, từ đó hình thành các đốm nâu trên da.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến như ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết bên trong cơ thể, một số loại thuốc cũng có thể góp phần gây ra tình trạng da chân bị đốm nâu, đặc biệt khi sử dụng quá liều hoặc trong thời gian dài.
Nhóm thuốc đáng chú ý nhất là thuốc chống loạn thần và thuốc chống viêm không chứa steroid. Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là tăng sắc tố da, khiến da xuất hiện các đốm nâu không chỉ ở chân mà còn ở các vùng khác trên cơ thể.
Estrogen Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, đặc biệt trong các giai đoạn nhạy cảm như mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh và mãn kinh, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da xuất hiện các đốm nâu. Cụ thể, sự biến động nội tiết tố trong các giai đoạn này có thể tác động tiêu cực đến chức năng của tế bào sắc tố (melanocyte), khiến chúng hoạt động mạnh mẽ hơn.
Hậu quả là lượng melanin được sản sinh dư thừa, dẫn đến hình thành các đốm nâu không ngứa trên da.
Một số nguyên nhân gây tình trạng da chân bị đốm nâu
Gốc tự do là những phân tử không ổn định, mang điện tích dương, được tạo ra trong cơ thể do các quá trình chuyển hóa bình thường hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài như tia UV, ô nhiễm không khí, căng thẳng,…
Khi cơ thể tích tụ quá nhiều gốc tự do, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào melanocyte, khiến chúng sản sinh melanin vượt quá mức bình thường. Melanin dư thừa tích tụ dưới da, dẫn đến hình thành các đốm nâu. Ngoài ra, gốc tự do còn khiến da bị chùng nhão và chảy xệ bởi lượng collagen và elastin đã bị phá hủy.
Trong trường hợp da đang phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm, mẩn ngứa do các bệnh lý như chàm, vẩy nến hoặc do những yếu tố có hại bên ngoài môi trường như phấn hoa, mỹ phẩm trôi nổi, độc tố, khói bụi, thì tình trạng da chân bị đốm nâu có thể sẽ xuất hiện. Đốm nâu do viêm da thường có màu nâu sẫm, khó mờ hơn so với các loại đốm nâu khác.
Bên cạnh những nguyên nhân như tia cực tím, tác dụng phụ của thuốc, thay đổi nội tiết,… thì bị bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân hiếm gặp có thể gây ra tình trạng da chân bị đốm nâu. Người tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do hệ miễn dịch suy yếu.
Tình trạng này kéo dài hoặc lặp lại thường xuyên có thể dẫn đến tăng sắc tố da sau khi lành sẹo, khiến các đốm nâu trở nên sẫm màu và khó mờ hơn. Ngoài ra, Ttểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào sắc tố (melanocyte), khiến chúng sản sinh melanin quá mức. Melanin dư thừa tích tụ dưới da, dẫn đến hình thành các đốm nâu.
Xem thêm:
- Tay xuất hiện đốm nâu - Nguyên nhân do đâu Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
- Đồi mồi có chữa được không? Đâu là cách trị đồi mồi trên da hiệu quả
>>> Để sở hữu đôi chân sáng mịn, không tì vết, hãy ghi nhớ những bí quyết sau đây để phòng tránh sự xuất hiện của đốm nâu:
Trong các sản phẩm chuyên hỗ trợ điều trị đốm nâu trên da trong thời gian ngắn thì Hydroquinone chính là cái tên được “ưu ái” nhắc đến. Hydroquinone - Hoạt chất có tác dụng ngăn chặn quá trình tổng hợp sắc tố melanin. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng thành phần này để điều trị đốm nâu trên da chân.
Công dụng Hydroquinone trong điều trị Tăng sắc tố da Melanin:
Ức chế quá trình sản sinh melanin, giảm sự xuất hiện của các vấn đề tăng sắc tố da, trong đó có tình trạng xuất hiện đốm nâu trên da chân.
Cải thiện tình trạng da không đều màu, đem lại làn da trắng sáng, rạng rỡ;
Làm mờ các đốm màu do tác động tiêu cực của tia UV;
Ngoài ra, Hydroquinone còn giúp cải thiện tình trạng đốm tàn nhang, nám da do quá trình lão hóa, hậu thai kỳ hoặc rối loạn nội tiết tố;
Hydroquinone - Hoạt chất vàng trong điều trị Đốm nâu trên da chân hiệu quả
Hydroquinone làm hạn chế và giảm hoạt động của Melanocytes, một loại tế bào sản xuất melanin trên da:
Melanin được biết đến là sắc tố quyết định màu da của mỗi người, được sản xuất bởi các tế bào hắc tố Melanocytes, chứa enzyme Tyrosinase. Do đó, enzyme Tyrosinase được kích hoạt và sản sinh Melanin, gây ra các vấn đề tăng sắc tố da như đốm nâu trên da chân…
Lúc này, Hydroquinone sẽ hỗ trợ thâm nhập vào tế bào da và ngăn chặn hoạt động của Tyrosinase, ức chế quá trình tổng hợp Melanin từ L - tyrosine, từ đó giảm số lượng các tế bào hắc tố (Melanocytes) trên da. Ngoài ra, hoạt chất này còn hỗ trợ cải thiện sắc tố da, giúp da trở nên đều màu, nâng tone, trả lại cho làn da vẻ sáng mịn và rạng rỡ.
Kem bôi Tonagas Cream là sản phẩm đến từ Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Liviat có chứa Hydroquinone 4% được bào chế dưới dạng kem bôi da giúp thẩm thấu sâu vào lớp đáy của lớp biểu bì, ức chế melanin, làm sáng các vùng tăng sắc tố, điều trị hiệu quả tình trạng xuất hiện đốm nâu trên da chân.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp 15g, Hộp 1 tuýp 30g;
- Đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Liviat;
- Sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Nam - Nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO;
- Dạng bào chế: Kem bôi da;
Tonagas Cream (Hydroquinone 4%) - Chìa khóa vàng hỗ trợ điều trị Đốm nâu trên da hiệu quả
Tonagas Cream (Hydroquinone 4%) được chỉ định sử dụng cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên, đặc biệt gặp phải các vấn đề tăng sắc tố da thì đây là sản phẩm bạn không nên bỏ qua.
Sử dụng Tonagas Cream (Hydroquinone 4%) bôi lên vùng da tăng hắc sắc tố, 1 lần/ngày vào ban đêm. Sau 2 tháng điều trị không có tác dụng nên ngưng sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bài viết trên giải đáp về vấn đề "Chân xuất hiện nhiều đốm nâu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả" mong rằng sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và dễ dàng lựa chọn cho bản thân sản phẩm điều trị phù hợp và hiệu quả.
++ Hiện tại, Tonagas Cream (Hydroquinone 4%) đang được phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Liviat; ++ Địa chỉ: Tầng 46 Tòa nhà Bitexco, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM; ++ Email: info@liviat.vn; ++ Điện thoại: 0286 2642 599; ++ Hotline: 0286 2642 599; |